2021/10/01 20:57

   Hôm nay, 10/1/2021, sau 5 tháng ròng “đóng cửa”, Sài Gòn chuẩn bị bắt đầu bước vào giai đoạn nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội và quyết định: “Sống cùng với đại dịch”. 

   Nhìn lại thời gian qua, Việt Nam đã có 18.584 người đã ra đi, chiếm tỷ lệ 2,5% so với tổng số ca nhiễm Covid 19. Đây là con số khá sao so với tỷ lệ tử vong do Covid-19 trên thế giới (2,1%), trong đó Sài Gòn dẫn đầu với tỉ lệ tử vong cao nhất các nước Châu Á (4.95%)    


https://asia.nikkei.com/


 Tuy nhiên, tình hình đã và đang có nhiều chuyển biến tích cực trên cả nước. Tính đến ngày 27/9: Việt Nam đã chữa khỏi 527.926 trong 756.689 ca mắc. (báo điện tử suckhoevadoisong.vn)


  1. Tình hình Covid 19 sơ bộ tại Tp HCM  [theo trang báo laodong.vn]

    Tính đến 18h ngày 25.9.2021, có 367.081 trường hợp mắc bệnh phát hiện tại TPHCM được Bộ Y tế công bố. Hiện thành phố đang điều trị 39.208 bệnh nhân, trong đó: có 3.751 trẻ em dưới 16 tuổi, 1.918 bệnh nhân nặng đang thở máy và 23 bệnh nhân can thiệp ECMO.

   Một tin vui là số bệnh nhân điều trị thở máy và số ca tử vong có xu hướng giảm. Nhưng hiện nay vẫn còn 1.918 bệnh nhân điều trị thở máy và số ca tử vong là 131 ca/ ngày (số liệu ngày 25/9). Đây vẫn đang  là một con số khá lớn. 

テーブル, カレンダー 
自動的に生成された説明

グラフ, ヒストグラム 
自動的に生成された説明

  1. Những chuyển biến trong việc chống đại dịch

  1. Tình hình tiêm vacxin

  Từ ngày 21-6, TP.HCM bắt đầu thúc đẩy việc tiêm phủ vắc xin. Tính đến ngày 23-9 TP.HCM đã tiêm vắc xin mũi 1 là 94,1% (6.780.069 người), mũi 2 là  30,5% (2.202.207 người). Trên cổng thông tin tiêm chủng quốc gia ngày 25-9, ghi nhận TPHCM đã tiêm 9,094,833 liều vắc xin.

 Có thể có được kết quả như hiện này có thể nói đây là sự thành công khởi đầu của mục tiêu “Kiểm soát dịch bệnh, đưa cuộc sống trở lại bình thường”. 


  1. Bệnh nhân F0 chưa có dấu hiệu trở nặng có thể tự điều trị tại nhà
     

  Thời gian đầu chống dịch, TP.HCM áp dụng mô hình tháp điều trị 4 tầng: 30.000 giường điều trị bệnh nhân nhẹ, không triệu chứng; 2.500 giường điều trị F0 có triệu chứng; 3.000 giường điều trị F0 có triệu chứng và có bệnh nền; 1.200 giường hồi sức bệnh nhân nặng, nguy kịch.


 Nhưng số lượng bệnh nhân ghi nhận cho đến tháng 9 đã gấp 10 lần so với số giường có thể có. Do đó, Bộ Y tế quyết định thành lập 3 Trung tâm Hồi sức tích cực mới tại TP.HCM. Đồng thời TP.HCM đã đón khoảng 17.000 y bác sĩ, học viện y khoa từ tất cả các bệnh cùng số lượng lớn thiết bị y tế, trang phục bảo hộ.


 Tuy nhiên mô hình trên vẫn không thể giữ vững khi số người nhiễm Covid ngày càng bùng phát, từ đó, TPHCM thay đổi hình thức chống dịch: từ cách ly tập trung chuyển sang cách ly F0, F1 tại nhà. Đây là một thay đổi lớn về chính sách nhằm tận dụng tất cả nguồn lực y tế tập trung mục tiêu giảm số ca nhập viện, giảm chuyển nặng và tử vong.


  1.   Hồ Chí Minh: “ Thích ứng an toàn với dịch COVID-19 “ 

Hướng đến mục tiêu phục hồi nền kinh tế từ 0h ngày 1/10 /2021 Tp.HCM thực hiện từng bước nới lỏng giản cách xã hội. 

Về hoạt động lưu thông, Thành phố vẫn tiếp tục duy trì các chốt kiểm soát ra/ vào. Việc lưu thông hàng hoá giữa Thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh thành khác diễn ra dưới sự đảm bảo an toàn phòng chống dịch. Theo đó, phương tiện và người tham gia lưu thông được kiểm tra thông qua mã QR, và thêm vào đó “ Thẻ Xanh COVID” là điều kiện không thể thiếu thi tham gia lưu thông.

Các hoạt động vận tải công cộng như xe buýt, taxi, xe du lịch xe khách kiên tỉnh; các hoạt động kinh doanh như: quán bar, massage, dịch vụ ăn uống tại chỗ vẫn tiếp tục tạm dừng hoạt động trừ những trường hợp được cấp phép.

Đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sử dụng toàn bộ lao động có Thẻ Xanh COVID được quyền hoạt động với điều kiện đảm bảo chấp hành quy định an toàn phòng chống dịch theo chỉ tiêu của Nhà nước. 

Riêng đối với hoạt động Giáo Dục, vẫn tiếp tục dạy và học trên nền tảng internet. Nhưng đồng thời thực hiện công tác chuẩn bị cho việc mở cửa trường học. Việc mở cửa trường học sẽ ưu tiên cho đối tượng trẻ nhỏ, các lớp đầu cấp và cuối cấp, các cơ sở giáo dục ngoài công lập. 


4. Sức mạnh của sự chung tay

  Giữa cuộc chiến cam go mang tên Covid 19, song song với những nỗi đau mất mất, chúng ta đồng thời cũng được chứng kiến sức mạnh của tình người, của tình đoàn kết, của sự kết nối, sẻ chia, của lòng dũng cảm, sự hy sinh quên mình cho cộng đồng trong mỗi con người để đồng hành cùng thành phố vượt qua dịch bệnh.

 Theo thống kê của Ủy ban mặt trận Tổ quốc TP.HCM, thời gian qua, nhà nước ta và các bệnh viện đã nhận được 950 tỷ đồng tiền mặt, 2230 tỷ về trang thiết bị, 350 tỷ đồng về lương thực, 310 tỷ đồng về vaccin từ các cá nhân, đoàn thể, doanh nghiệp, người Việt ở trong và ngoài nước. Tất cả mọi người, dù ở đâu, vai trò nào cũng một lòng sát cánh bên nhau với một niềm hy vọng có thể nhìn ngắm lại những con đường, góc phố quen thuộc của TP.HCM trong một ngày không xa


  1. Việc viện trợ có còn có ý nghĩa không?

Giai đoạn khủng hoảng nhất dần bước qua, Tphcm đang học cách “sống chung với lũ”. Vậy việc kêu gọi vật tư y tế hiện tại có còn cần thiết không?
  Nhóm vẫn liên tục cập nhập tình hình mới nhất tại TPHCM và nhận thấy sự cần thiết của việc kêu gọi cho Project máy thở đến phút cuối vì:

  1. Các bệnh viện vẫn ĐANG TIẾP NHẬN SỐ BỆNH NHÂN QUÁ TẢI hơn sức chứa và VẬT TƯ Y TẾ vẫn trông tình trạng thiếu thốn. 

Có chăng tình hình đỡ “căng thẳng” hơn vì các bệnh viện, y bác sĩ đang “quen” dần cách đối phó với sự thiếu thốn này.
Số lượng vật tư bệnh viện Nguyễn Tri Phương đang thiếu cập nhập đến ngày 29/9/2021:

  1. Các nguồn lực trong nước đã cạn kiệt! Rất nhiều mạnh thường quân trong nước đang rút dần! 

 160 ngày qua, Sài Gòn cũng đã vượt qua bằng sự chung tay góp sức của rất rất nhiều tấm lòng hảo tâm sẵn sàng lao vào hành động kịp thời. Và thời gian gần đây, khi giai đoạn có thể nói là khủng hoảng nhất bắt đầu có những dấu hiệu khả quan, thì cũng là lúc các tổ chức mạnh thường quân lần lượt thông báo “Dừng hoạt động”.

 Một phần vì truyền thông không còn đẩy mạnh các vấn đề khó khăn về Covid nhiều như trước vì nó không còn là một “Hot topic” nữa. Phần còn lại vì: các mạnh thường quân trong nước đã liên tục chiến đấu nhiều tháng qua và thực sự đã cạn kiệt các nguồn lực.

Thời điểm này, cần hơn sự chung tay từ chúng ta - những người đang may mắn sống tại nước ngoài và không chịu ảnh hưởng trực tiếp từ tâm dịch - TPHCM.

  1. Công dụng của máy thở trong và sau giai đoạn Covid

 Khi lựa chọn tập trung nguồn lực chính vào máy thở, cả nhóm tin rằng, đây không phải là một sự viện trợ tạm bợ. Chiếc máy thở vẫn và sẽ có ý nghĩa với bệnh viện trong và cả sau giai đoạn Covid. 

 Hiện tại, cả nước đang dần vượt qua làn sóng covid thứ 4, song tình hình đại dịch diễn biến khó lường, các chuyên gia trong và ngoài nước cũng có những lời cảnh cáo cho làn sóng thứ 5, 6, 7. Chính vì vậy, việc củng cố cho bộ máy y tế trong nước vẫn là ưu tiên hàng đầu trong giai đoạn hiện tại, hoặc chí ít chúng ta không thể lơ là cảnh giác đến ngày thực sự đẩy lùi được đại dịch. 

Sau covid, một người có thể thiếu ăn trong 3 ngày, nhưng đối với các bệnh nhân suy nhược hô hấp, nếu không có máy thở trong vài phút, bệnh nhân sẽ chết! Nhóm chúng mình tin rằng, chiếc máy thở với vài trò là “chiếc phao cứu sinh” không riêng gì cho các bệnh nhân covid hiện tại, mà còn cho tất cả các bệnh nhân bị suy giảm hô hấp nói chung.

===================================================


Chặn đường cho 2 chiếc máy thở chỉ còn vỏn vẹn 9 ngày, ngay lúc này đây, Sài Gòn vẫn cần lắm một bàn tay, một sự cảm thông chia sẻ để sớm có một ngày chúng ta lại có thể nhìn thấy một thành phố Sài Gòn nhộn nhịp tràn ngập sức sống như ngày nào.